Thứ 7 ngày 16 tháng 02 năm 2019Lượt xem: 15306
Thiếu nữ bị liệt hai chân nghi do xỏ khuyên ... mũi?
Việc xỏ khuyên mũi đã khiến cô gái 21 tuổi đau đớn "không thể chịu nổi" khi dần dần bị ... liệt hai chân.
Mùa hè năm ngoái, Layane Dias, sống tại Brasilia, thủ đô của Brazil, bắt đầu bị đau khắp người. Vài tuần sau, cô gái không còn cảm thấy gì ở chân mình nữa. Cuối cùng, Dias bị mất hết cảm giác từ ngực trở xuống. Sau nhiều lần đi khám bác sĩ, cô gái được chẩn đoán bị nhiễm Staphylococcus aureus (tụ cầu vàng), một loại vi khuẩn có thể cư trú trong đường mũi.
Vào tháng 6, một tháng trước khi bắt đầu có các triệu chứng, Dias đi xỏ khuyên mũi. Các bác sĩ tin rằng đây là cách vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể bệnh nhân.Đến giữa tháng 7, chóp mũi của Dias bị đỏ và cô gái bị sốt. Khi tình trạng nghiêm trọng hơn, mẹ cô phải giúp cô tắm. Chẳng bao lâu, những cơn đau đã trở thành không thể chịu đựng được. Dias được đưa đến bệnh viện cấp cứu và phải đặt ống thông tiểu vì bị mất kiểm soát bàng quang.
Ban đầu các bác sĩ đã phân vân giữa ung thư và Hội chứng Guillain - Barré - một rối loạn tự miễn hiếm gặp đã khiến một giáo viên Mỹ 22 tuổi bị liệt hồi năm ngoái. Các xét nghiệm cho thấy Dias bị nhiễm trùng máu, trong khi chụp chiếu cho thấy Dias bị mủ chèn ép vào 3 đốt sống. Oswaldo Ribeiro Marquez, bác sĩ phẫu thuật đã hút bỏ dịch, cho biết ông chưa từng gặp trường hợp nào như Dias trong suốt 15 năm hành nghề của mình. Ông nói rằng “rất có thể” việc xỏ khuyên mũi đã gây nhiễm trùng khiến bệnh nhân bị liệt, nhưng điều này cần phải được xác nhận bằng các xét nghiệm. Theo bác sĩ da liễu Alessandra Romiti, các biến chứng do xỏ khuyên rất hiếm gặp. Tuy nhiên, bà nhấn mạnh tầm quan trọng của việc các cửa hàng xỏ khuyên phải giữ vệ sinh và khách hàng phải giữ cho chỗ xỏ khuyên sạch sẽ. Hiện vẫn chưa rõ liệu Dias sẽ có thể đi lại được không. Cô gái cho biết vàn đầu rất sốc bởi điều này, nhưng sau đó nhờ gặp những người bị liệt chân nên thấy lạc quan hơn về cuộc sống.
Theo CDC, vi khuẩn Staphylococcus aureus sống trong mũi của khoảng 30% dân số. Nhiễm trùng được gọi là nhiễm tụ cầu. Trong đa phần các trường hợp, người mang vi khuẩn không bị ốm. Tuy nhiên, vi khuẩn có thể nguy hiểm nếu xâm nhập vào máu, có thể dẫn đến vãng khuẩn huyết; nhiễm khuẩn huyết; viêm phổi; viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn; viêm tủy. Tuy ai cũng có thể bị nhiễm tụ cầu, những người mắc các bệnh như ung thư, tiểu đường, bệnh mạch máu, eczema và bệnh phổi có nguy cơ cao nhất.
Tin xem nhiều nhất
-
Ngày 09/02/2018
ĐIỆN CƠ là gì ...
-
Ngày 13/02/2018
Điều trị Co thắt mi mắt (Blepharospasm)?
-
Ngày 01/03/2018
Điều trị co cứng cơ sau Đột quỵ não.
-
Ngày 26/05/2018
Điều trị Co thắt nửa mặt (Hemifacial spasm)?
-
Ngày 05/04/2020
Liệt dây thần kinh số VII.
-
Ngày 05/10/2021
Chẩn đoán định khu tổn thương tủy sống.