Góc nhìn

Thứ 6 ngày 13 tháng 12 năm 2024Lượt xem: 6167

Sống lâu - Nên hay Không?

0:00
/

Loài người đang sống thọ hơn, nhưng cùng với đó là sống cùng với bệnh tật lâu hơn.

Nghiên cứu của Hiệp hội y khoa Hoa Kỳ mới đăng tải trên tạp chí JAMA cho thấy đây là một xu hướng không mới và có vẻ sẽ khó sự thay đổi trong thời gian tới. Đây là kết quả thu thập được từ số liệu của 183 quốc gia là thành viên của WHO trong khoảng thời gian 20 năm đầu của thế kỷ 21.

Theo đó khoảng cách giữa "thời gian khoẻ mạnh" với "thời gian sống" (healthspan với lifespan) giờ đang ngày một cách xa nhau hơn. Cái khoảng trống này chính là thời gian con người phải sống với bệnh tật, là giai đoạn chúng ta không mong muốn gặp nhất trong cuộc đời. Khoảng trống này, tính theo năm, được ghi nhận trung bình là 9,6 năm, nghĩa là với 1 người sống bình thường theo tuổi thọ tiêu chuẩn sẽ phải chung sống với bệnh tật gần 1 thập kỷ trong cuộc đời mình. Dữ liệu được dùng trong nghiên cứu này được đánh giá theo cách theo dõi theo chiều dọc của các nghiên cứu khác nhau.

Tính trên toàn cầu thì trong vòng 20 năm trở lại đây thời gian sống cùng bệnh tật của chúng ta đã tăng từ 8,5 năm vào năm 2000 lên 9,6 năm vào năm nay, tương ứng với mức tăng 13%. Các nhà nghiên cứu cũng chỉ ra nữ giới phải chịu tình trạng này nặng nề hơn nam giới, khi sự chênh lệch của nữ giới so với nam giới lên đến 2,4 năm sống cùng với bệnh tật.

Điểm đáng chú ý đó là các nước càng phát triển thì thời gian sống chung với bệnh tật càng cao, và ngược lại. Hiện tại Hoa Kỳ đang là nước có khoảng trống cao nhất, với tận 12,4 năm, cao hơn tới 29% so với con số trung bình trên toàn cầu. Đứng thứ 2 là Australia với 12,1 năm, tiếp theo là New Zealand với 11,8 năm. Ở phía bên kia của bảng xếp hạng con số khoảng trống bị rút ngắn tới mức 6,5 năm tại Lesotho, tại Cộng Hoà Trung Phi là 6,7 năm, Somalia và Kiribati là 6,8 năm. Như anh em thấy thì rõ ràng ở những nước giàu, với điều kiện kinh tế và chăm sóc sức khoẻ tốt hơn thì tuổi thọ trung bình của người dân sẽ cao hơn, theo đó cũng làm cho họ phải sống chung với bệnh tật dài hơn. Còn với những nước càng nghèo và càng bất ổn thì dù thời gian sống với bệnh có ngắn, nhưng đó là do tuổi thọ trung bình của họ thấp hơn nên khoảng cách này bị rút ngắn lại chứ không phải do có 1 nền kinh tế hay y tế tốt hơn. Điều lý tưởng đó là tuổi thọ trung bình cao và thời gian sống chung với bệnh tật ngắn, nhưng có vẻ đây là điều không tưởng. Việc đưa ra con số về khoảng trống này là để các chính phủ có thể đưa ra các biện pháp chăm sóc sức khoẻ và phát triển đất nước của mình được tốt hơn.

ktk@vn tk JAMA


Chăm sóc sức khoẻ người cao tuổi không chỉ là trách nhiệm của gia đình mà còn là sự quan tâm của cộng đồng. Hãy cùng nhau bảo vệ sức khoẻ những người thân yêu của chúng ta trong mùa đông này.

 

 

ĐƠN VỊ LÃO KHOA - Bệnh viện Hữu nghị Việt Tiệp